- Mã sản phẩm: 94
- Giá: 90.000 đ
Cây cóc thái có tên khoa học: Spondias mombin.L .Họ thực vật: Anacarceae (xoài-đào lộn hột)
Cây cóc thái có chiều cao trung bình từ 1,5-2,5m, cóc thái có thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, cành giòn dễ gãy. Lá cây cóc thái thuộc dạng lá kép, lẻ, to, dài khoảng 20-40cm, mọc ở ngọn nhánh, mép lá có răng cưa.
Hoa của cây cóc thái mọc thành chùy to, lớn hơn lá, chùy mang ít hoa, hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị. Quả cóc thái có hình trứng hay hình bầu dục, màu xanh lục, thịt quả màu vàng-xanh nhạt, giòn vị chua có mùi dầu thông. Quả mọc thành chùm từ 2-10 quả, rũ xuống, lúc quả còn non ăn rất giòn, khi chín thì thịt quả mềm, có vị chua ngọt.
Cây cóc thái là một loại cây ăn quả rất dễ trồng, dễ chăm sóc, rất sai quả, là cây ăn quả có vị chua, giòn ngọt, lại ra trái hầu như quanh năm, vì vậy, nhiều nhà phố, biệt thự trồng rất nhiều, vừa làm đẹp cảnh quan, vừa cho quả để sử dụng.
- Đất trồng: Cây cóc thái thích hợp trồng ở nhiều vùng đất khác nhau như: đất đen, đất thịt pha cát, đất thịt trồng cây, thoáng xốp thoát nước tốt, giàu mùn, dinh dưỡng.
- Ánh Sáng: Cóc thái ưa trồng ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu xạ trực tiếp, tránh trồng cây ở nơi có nhiều bóng râm che phủ, cây sẽ kém phát triển.
- Nước Tưới: Vào mùa khô cần tưới đủ nước,tránh để cho cây cóc thái bị thiếu nước, mùa mưa cần chú ý không cho cây bị ngập úng.
- Phân Bón: Hàng năm bón phân cho cây cóc thái làm 2 đợt chính, vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.Dùng: DAP + URE, NPK 16-16-8, với liều lượng cho chậu có đường kính 35-40cm,khoảng 10-15g, ngoài ra, mỗi tháng cần kết hợp bón thêm một số loại phân hữu cơ vi sinh như: HVP 301.B, Vi sinh sông Gianh…
Để hạn chế chiều cao của cây và giúp cho cây cóc thái ra nhiều hoa trái, nên thường xuyên cắt ngọn, cắt tỉa những cành mọc ở những vị trí quá rậm rạp, thiếu ánh sáng, cành bị che khuất, cành ở dưới thấp, cành bị sâu bệnh.
Muốn cây cóc thái phát triển mạnh xum xuê vào mùa hè thì vào giữa mùa xuân nên cắt tỉa trụi cành và nhánh nhỏ của cây. Sau mỗi kỳ thu hoạch quả xong, dùng kéo cắt hết quả trong chùm, đồng thời cắt tỉa, thu gọn bớt cành nhánh cây cho gọn, nhằm giúp cây mau phục hồi sức khỏe để mau ra quả.
+ Bệnh Phấn Trắng: bệnh gây hại ở lá, hoa, quả. Dùng: Anvil, Dithane M 45…
+ Bệnh Muội Đen: lá của cây cóc thái bị những mảng đen bám vào ở mặt trên của lá,do chất thải, bài tiết của rầy rệp. Dùng: Tre bon,sairifos…
+ Bệnh thán Thư: bệnh làm hoa thối đen, làm rụng hoa, nếu có quả sẽ thối đen. Dùng: BenlacC, Dithane M 45…
+ Bệnh cháy lá: bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, vết bệnh gây cháy trên lá cây cóc. Dùng: Rhidomil,kasumin…
+ Sâu Đục Thân: có thể làm chết cây, do sâu đục thân đục sâu vào thân cây cóc,trường hợp không kịp xử lý, thì tác hại là khôn lường. Dùng: Sairifos, padan…
+ Ruồi Đục Quả: thường ruồi đục quả vào thời điểm quả cóc thái có lớp vỏ đã già, chúng đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non phát triển sẽ ăn thịt quả, gây thối, rụng. Dùng: chất dẫn dụ ViDiubon-D, Sherpa…
-Mọi ý kiến thắc mắc về cây trồng cũng như cung cấp sản phẩm dịch vụ, xin quí khách vui lòng gọi vào số: 0868 859683- 0909 139683.
- Email: hoadiep18@gmail.com – Website: caycanhhoadiep.com
Cây cảnh Hoa Điệp góp mặt trong Top Công Ty Cây Cảnh tại TPHCM trên TopBestViet.com