- Mã sản phẩm: 99
- Giá: 25.000.000 đ
Bon sai là một thuật ngữ để diễn tả cái đẹp của một cây được thu nhỏ về mặt kích thước, nhưng lại có dáng vẻ của một cây cổ thụ có trong tự nhiên. Bon sai được trồng trong chậu cạn.
Từ bon sai còn mang ý nghĩa khác mà ngôn ngữ không có khả năng diễn đạt, đó chính là tính chất hàm ý, biểu thị sự tương quan giữa cây và chậu, giữa cái đẹp nghệ thuật và kỹ thuật của nghề làm vườn, giữa cây và con người, nó còn phản ánh sự phối hợp giữa con người và thiên nhiên để cùng tạo dựng nên một tác phẩm nghệ thuật. Vì Vậy, với một cây bonsai khác xa với một cây kiểng trồng trong chậu bình thường.
Như vậy, Bon sai là một cây được thu nhỏ về mặt kích thước, được trồng trong chậu cạn, dù kích thước được thu nhỏ nhưng tính chất của nó không khác gì một cây cổ thụ có trong tự nhiên. Qua những tác phẩm Bon sai, ta có thể thấy được sự tinh tế của người nghệ nhân tạo ra nó về mặt kỹ thuật cũng như nghệ thuật, gợi cho người xem, người thưởng lãm, những cảm xúc về tự nhiên, về cái đẹp…
Trong một tác phẩm Bon sai, tất cả các bộ phận như; rễ, thân, cành, lá, trình bày, bố cục đều có giá trị - các yếu tố đó được tạo tác phối hợp nhịp nhàng để cho ra một tác phẩm – Muốn đạt được điều này, cần phải có những cảm nhận về sự cân xứng (không phải là đối xứng),về đường nét,hình khối và sự phối cảnh. Điều này đòi hỏi người chơi phải có kiến thức kỹ thuật về làm vườn, sinh học và nông nghiệp.
Ta phải xoay cây từ trước ra sau, từ trái qua phải để chọn vị trí mà cây phô diễn được hết vẻ đẹp của gốc, rễ, thân, cành, hướng lượn đẹp nhất của thân và cành nhánh – phải có sự phối hợp giữa gốc, rễ, thân sao cho hài hòa, mà từ đó xác định được dáng thế cơ bản của cây và cũng từ đó mà bố cục cành nhánh hợp lý, tạo nên dáng thế đặc trưng cho cây cảnh Bon Sai sau này, ở bước này nếu không cân nhắc phối hợp hài hòa giữa các yếu tố, thì các bước sau này như: chọn cành, để nhánh sẽ không phù hợp với dáng thế của gốc, rễ, thân, tác phẩm hình thành trong tương lai sẽ không thể hiện hết toàn bộ vẻ đẹp của nó.
Đây là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá một cây cảnh Bon Sai. Khi chọn rễ, phải chọn phía có cấu trúc rễ phô diễn trông đẹp nhất, rễ tỏa uốn lượn đều về hai phía, không nên có rễ đâm thẳng về phía trường nhìn.
Gốc phải nở đều, những sẹo bộng nên xoay về hướng khác, rễ nên để lộ một phần trên mặt đất chậu nhằm tạo cảm giác vững chắc, cân bằng.Tùy theo hướng lượn,sự lan tỏa của rễ mà kết hợp với thân, tạo nên dáng cây cho thật phù hợp.
Thân là trọng tâm của cái nhìn, vì vậy chọn thân phải phối hợp với gốc, rễ cho thật hài hòa, thân phải thuôn dần từ gốc lên đến ngọn, theo kiểu “Đầu voi, đuôi chuột”, Thân không được ưỡn lồi bụng ra phía trước, nên phô bày phần lõm, phần thẳng ra phía trước để khi nhìn không cảm thấy tức mắt, nhìn có chiều sâu của tác phẩm hơn. Tìm góc độ mà thân phô diễn, uốn lượn duyên dáng, uyển chuyển nhất, tránh để những sẹo không đẹp ở mặt tiền, trừ trường hợp tạo ra cây có bộng bể hoặc kỹ thuật Jin, Sharis.
Yêu cầu, lá của cây bon sai phải nhỏ để phù hợp với kích thước, tỉ lệ của cây, những cây lá lớn phải làm cho lá nhỏ lại, bằng cách cắt bỏ lá từng phần nhiều lần trong năm.
Khối lượng tán lá cây bon sai phải phù hợp cân đối giữa cây và chậu, đất trồng,tạo nên sự cân bằng sinh học.
Cách bố trí tán lá đều phụ thuộc vào kiểu dáng của cây bon sai như: cây thác đổ, tán lá bố trí thành từng lớp, cây dáng trực tán nằm ngang, cây bán thác đổ, tán lá hướng lên hoặc cây gió lùa,tán lá nghiêng về một bên, tạo cảm giác chuyển động của gió.
Các khối tán lá hợp nhất tạo thành khối tam giác lệch của tàn cây,tạo nên nguyên tắc, bố cục chung của tàn cây theo nguyên tắc Thiên - Địa- Nhân.
Chậu là phần không thể thiếu trong bố cục của một tác phẩm bon sai, tỉ lệ giữa cây và chậu phải phù hợp, kiểu dáng chậu phải hài hòa với dáng hình của cây,phải có sự cân bằng trong một bố cục của tác phẩm bon sai. không nên cho cây vào một cái chậu quá nhỏ, tạo cảm giác khó chịu hoặc cho cây bon sai vào chậu quá lớn, sẽ cảm thấy lạc lỏng.
Chiều dài chậu khoảng 2/3 đến ¾ so với chiều cao của cây là chuẩn đẹp, bề dày của chậu ( chiều cao thành chậu) có thể bằng hay nhỏ hơn đường kính của thân cây, nhằm gây ấn tượng về không gian..
Cây dáng trực, trực hơi nghiêng hợp với chậu bầu dục mỏng, tròn, chữ nhật, sao cho diện tích chậu tương đương với tán cây.
Cây trực nghiêng, chậu nên sâu hơn để tạo cảm giác cân bằng vững chắc,
Cây dáng thác đổ phù hợp với chậu vuông, đa giác,tròn, chậu phải sâu nhưng hẹp, tạo cảm giác ổn định vững chắc trong tác phẩm bon sai.
Dạng phong cảnh hay rừng cây, chọn chậu dài, mỏng.
Màu sắc chậu cũng rất quan trọng, màu chậu không quá sáng, màu mè, rực rỡ sẽ làm lấn át cả cây.
Giữa cây bon sai và chậu có mối liên kết mật thiết, tạo nên bố cục hoàn chỉnh,tạo cảm giác quân bằng cho tác phẩm bon sai.
Với chậu chữ nhật nên đặt cây bon sai ở khoảng 1/3 chậu, có thể lệch về bên trái hay bên phải, phù thuộc vào tán cây lệch về hướng nào. Những chậu vuông, chậu tròn thì nên đặt cây vào giữa và hơi nhích về phía sau một ít,theo hướng của trường nhìn.
Đối với nhóm cây thì chọn nhóm cây chính đặt ở 1/3 bên trái hay bên phải của chậu, còn lại phát triển các nhóm cây khác theo các hướng khác nhau.
Đó là nghệ thuật phối hợp giữa chậu và cây, tạo cảm giác quân bằng, kèm theo bố trí thêm rêu, đá làm cho tác phẩm sống động, hút hồn người xem.
Một tác phẩm bon sai hoàn hảo luôn hội đủ các yếu tố nghệ thuật.
Mọi ý kiến thắc mắc về cây trồng, mua bán hoặc yêu cầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ chăm sóc, uốn sửa, xin quí khách vui lòng gọi vào số : 0868 859683 – 0909 139683
Email: hoadiep18@gmail.com – Website: caycanhhoadiep.com
Cây cảnh Hoa Điệp góp mặt trong Top Công Ty Cây Cảnh tại TPHCM trên TopBestViet.com